Nếu bạn muốn trở thành một nhà quản trị được đánh giá cao, hãy nằm lòng 3 kỹ năng của nhà quản trị được đề cập trong bài viết này.
Nhiều người thường có sự nhầm lẫn về khái niệm quản trị và quản lý, sự thật đây là 2 chức vụ khác nhau trong một doanh nghiệp.
Nhà quản trị thường giải quyết những công việc như hoạch định các mục tiêu vĩ mô, lập kế hoạch và chính sách... đồng thời, kiểm tra các hoạt động của từng thành viên trong tổ chức, sử dụng hợp lý các nguồn lực hướng đến sự thành công của mục tiêu đã đề ra...
Nhà quản lý là người tiếp nhận công việc nhà quản trị bàn giao. Sau đó, người quản lý tiến hành kết nối, điều phối và thúc đẩy các nhân tố trong nội bộ để hoàn thành mục tiêu được đặt ra bởi nhà quản trị.
Vì vậy, nhà quản trị nhất định phải nắm được những kỹ năng về quản lý mới có thể "chèo lái" công ty. Vetabyte sẽ mang đến 3 kỹ năng của nhà quản trị giúp bạn có định hướng rõ hơn trong công việc của mình.
Đây là kỹ năng liên quan đến việc sử dụng kỹ thuật chuyên môn để áp dụng vào quá trình thực hiện kế hoạch nào đó trong doanh nghiệp. Một ví dụ thực tế giúp bạn hình dung rõ hơn về kỹ năng kỹ thuật:
Bạn làm trong lĩnh vực bán hàng, có nhiều kinh nghiệm chuyên môn được đúc kết trong quá trình học tập, trải nghiệm của bản thân trong công việc và đã từng làm việc ở nhiều công ty trong cùng một chức vụ. Trong tương lai, bạn có thể trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí giám sát bán hàng hoặc cao hơn, bởi vì bạn trải qua quá trình rèn luyện về chuyên môn, nắm vững các nghiệp vụ bán hàng, có nhiều kinh nghiệm được chắt lọc qua từng công việc bạn đảm nhiệm.
Chức vụ cao hơn đồng nghĩa với việc kiến thức chuyên môn của nhà quản trị cũng cần nâng cao. Bạn vẫn phải tiếp tục thể hiện năng lực của mình và không ngừng phát triển kỹ năng nghiệp vụ, để chứng tỏ sự bổ nhiệm của cấp trên dành cho bạn là hoàn toàn xứng đáng.Tóm lại, kỹ năng kỹ thuật là một trong những kỹ năng cần thiết của một nhà quản trị cấp cao. Tuy nhiên, Technical Skills không phải là kỹ năng quá khó khăn bởi vì thông thường các nhà quản trị sẽ có thời gian làm việc từ vị trí thấp đến vị trí cao hơn nên có thể nắm vững được các nghiệp vụ từ nhỏ đến lớn.
Kỹ năng nhận thức/tư duy đòi hỏi người quản trị phải thấu hiểu được bản chất về các chính sách, đường lối, chiến lược phát triển của công ty và có khả năng phân tích, dự đoán điểm đến cho từng mục tiêu khác nhau. Đồng thời, kỹ năng này giúp bạn giảm được sự phức tạp, rắc rối của công việc xuống mức thấp nhất.
Một công ty bao gồm rất nhiều bộ phận khác nhau, thậm chí là không có điểm tương đồng. Nếu một nhà quản trị có khả năng nhận thức/tư duy sẽ định hướng được mục tiêu không chỉ cho bộ phận của mình mà còn của các phòng ban khác. Từ đó, bạn tiến hành phân tích các mối liên hệ giữa các bộ phận giúp việc đưa ra quyết định về mục tiêu kinh doanh của công ty sẽ trở nên dễ dàng.
Đối với các nhà quản trị cấp trung và cấp cơ sở, không cần thiết rèn luyện kỹ năng về nhận thức/tư duy. Tuy nhiên, một nhà quản lý cấp cao nhất định phải có kỹ năng này. Đảm nhiệm một vị trí cao hơn trong công việc đòi hỏi mỗi nhà quản trị cũng phải chuyên nghiệp hơn trong cách làm việc và nhìn nhận vấn đề.
Kỹ năng nhân sự bao gồm cả kiến thức về nhân sự và khả năng thu phục lòng người của nhà quản trị thông qua những lời động viên trong công việc, khả năng điều phối nhân sự... Bên cạnh đó, điều quan trọng mà một người đứng đầu cần làm đó là tham gia làm việc với nhân viên của mình để tạo sự gắn kết và nâng cao hiệu quả công việc.
Thấu hiểu nhân sự như là một "chất xúc tác" đẩy mạnh con đường thăng tiến đến vị trí lãnh đạo cấp cao của bạn. Bên cạnh việc tạo động lực cho nhân viên, người quản trị cần phân chia, kiểm soát nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp và hiệu quả hơn, tránh việc nhân viên lơ là công việc, không nhiệt tình kéo theo năng suất của bộ phận bị sụt giảm. Vì vậy, kỹ năng nhân sự quan trọng đối với tất cả các cấp bậc, không chỉ riêng nhà quản trị cấp cao.
3 kỹ năng trên đây là rất quan trọng và cần thiết nhất đối với một nhà quản trị thành công. Một vài ý kiến cho rằng có nhiều hơn 3 kỹ năng liên quan đến quản trị nhưng nhìn chung thì các kỹ năng đó là một phần nhỏ trong 3 mục lớn đã được nêu trong bài viết. Nếu bạn có ý định muốn thăng tiến trong công việc thì hãy rèn luyện bản thân ngay bây giờ để không bỏ lỡ cơ hội nghề nghiệp đang chờ đón bạn.
Tên miền quốc tế hay quốc gia .vn đều có vòng đời sử dụng. Có tên miền, chỉ sở hữu một “vòng đời”. Nhưng có những tên miền, trong quá trình tồn tại, nó trải qua nhiều vòng đời...
Thật khó để một doanh nghiệp có thể phát triển tốt mà không có cách quản lý doanh nghiệp cũng như không có hệ thống quản lý chất lượng. Tuy nhiên, để tìm ra cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả cho mình thì không hề dễ dàng. Hãy cùng Vetabyte chúng tôi đi t...
Quản trị doanh nghiệp hay quản trị kinh doanh là cụm từ rất phổ biến hiện nay. Thế nhưng, liệu có mấy ai hiểu rõ, hiểu sâu được vấn đề QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP? Quản trị doanh nghiệp là gì, quản trị doanh nghiệp như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nh...
Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít những khó khăn do hạn chế về tiềm lực tài chính và quy trình quản lý. Hiện nay câu chuyện quản trị doanh nghiệp là vấn đề được các nhà quản trị quan tâm, đặc biệt là các công ty, xí nghiệp có quy mô nhỏ....
Để thu hút được khách hàng thì khoảnh khắc đầu tiên mà khách hàng bước vào trong cửa hàng quyết định mua hay không mua sẽ phụ thuộc vào không gian nội thất cửa hàng cũng như cung cách phục vụ của nhân viên . Nếu như quý vị và các bạn đang muốn kinh doanh ...
Quản lý doanh nghiệp hiệu quả là chìa khóa thành công của một doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng tối đa được chiếc chìa khoá này. Từ đó, dẫn đến nhiều doanh nghiệp quản lý không hiệu quả, gây mất kiểm soát nội bộ hay ...