Thiết kế website doanh nghiệp có gì khác biệt?
Một website doanh nghiệp sẽ rất khác so với website thương mại điện tử, website bán hàng trực tuyến và website dạng kênh thông tin mua bán.
Website doanh nghiệp sẽ tập trung vào giới thiệu thông tin về công ty cũng như các sản phẩm, dịch vụ của công ty. Bên cạnh đó sẽ có các chức năng để khách hàng tìm kiếm thông tin và liên hệ.
Website doanh nghiệp thông thường sẽ không được tích hợp các chức năng thanh toán trực tuyến như một website thương mại điện tử hay website bán hàng trực tuyến.
Website doanh nghiệp có các thành phần nào?
Trang chủ
Trang chủ là một trong những phần quan trọng nhất của một thiết kế website chuyên nghiệp vì khách hàng sẽ nhìn vào nó đầu tiên khi truy cập website. Với trang chủ, bạn cần lưu ý lựa chọn hình ảnh, nội dung để thể hiện rõ ràng và ấn tượng nhất
thông tin về doanh nghiệp, bao gồm: sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh chính, sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Thông thường, trang chủ của wesbite doanh nghiệp sẽ có các thành phần và chức năng sau:
- Logo và các yếu tố nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
- Menu (hay còn gọi là các tab, topnav...) để điều hướng truy cập đến các trang khác: thông tin, dịch vụ, sản phẩm, tin tức,…
- Thanh tìm kiếm giúp khách hàng dễ dàng tìm được thông tin mong muốn
- Slider hoặc banner hiển thị các sản phẩm nổi bật của doanh nghiệp hoặc các chương trình marketing mới nhất của doanh nghiệp
- Slider các khách hàng, đối tác đã và đang hợp tác cùng doanh nghiệp
- Tích hợp các kênh truyền thông khác của doanh nghiệp (Fanpage, Youtube, Twitter, LinkedIn,…)
- Sản phẩm dịch vụ nổi bật
- Các bài viết nổi bật
- Thông tin liên hệ
- Điều khoản sử dụng website
Trang giới thiệu
Nếu như trang chủ chỉ đưa ra đôi nét cơ bản, ngắn gọn về doanh nghiệp của bạn thì
trang giới thiệu sẽ bao gồm gần như tất cả thông tin cần thiết về doanh nghiệp, bao gồm:
- Lịch sử hình thành và phát triển doanh nghiệp
- Giá trị cốt lõi – Tầm nhìn – sứ mệnh
- Sơ đồ tổ chức của doanh nghiệp
- Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
Trang sản phẩm/dịch vụ
Trong trang này, bạn cần giới thiệu một cách rõ ràng, cụ thể các
sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh, đưa chúng vào các danh mục phù hợp. Mỗi sản phẩm, dịch vụ sẽ đều phải có thông tin mô tả, hình ảnh minh họa và đơn giá. Trên trang này, bạn cũng có thể chèn thêm form liên hệ để khách hàng chủ động gửi thông tin đặt hàng hoặc nhu cầu đối với từng sản phẩm
Trang tin tức
Trang tin tức sẽ bao gồm
các bài viết về hoạt động của công ty hoặc các bài thông tin hữu ích mà doanh nghiệp muốn chia sẻ. Tương tự như trang sản phẩm, trang này cũng cần có các
danh mục phù hợp theo chủ đề, ví dụ tin tức mới cập nhật, tin trong ngành, tin quốc tế... Theo xu hướng xây dựng website hiện đại, trang tin tức sẽ kết hợp nhiều nội dung với nhiều định dạng khác nhau bao gồm văn bản text, hình ảnh, video và âm thanh...
Trang tuyển dụng
Với trang tuyển dụng, tùy vào nhu cầu và quy trình tuyển dụng của từng doanh nghiệp mà độ phức tạp sẽ khác nhau. Một
trang tuyển dụng cơ bản sẽ cần có các thông tin: Các vị trí tuyển dụng, số lượng tuyển dụng, cách thức ứng tuyển, yêu cầu tuyển dụng, mức lương cho từng vị trí…Ngoài ra, bạn cũng có thể tích hợp thêm tính năng cho phép ứng viên upload CV lên trang tuyển dụng, điều này giúp bạn dễ dàng quản lý CV và tăng khả năng nhận được CV của ứng viên ngay tại website của mình.
Trang liên hệ
Trang liên hệ cần cung cấp đầy đủ thông tin liên hệ với doanh nghiệp, gồm: Tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, email... Trên trang này, bạn có thể thêm form liên hệ và nhúng bản đồ Googlemaps hiển thị địa chỉ của doanh nghiệp để thuận lợi cho khách hàng khi cần tìm kiếm doanh nghiệp trên địa bàn.
Hỗ trợ trực tuyến
Sau khi tham khảo
website của doanh nghiệp, khách hàng sẽ có những thắc mắc mong muốn được giải đáp ngay lúc đó. Vì vậy bạn hãy lưu ý đến việc tích hợp các công cụ hỗ trợ trực tuyến như gọi điện thoại thoại trên mobile, chat trực tuyến bằng Messenger, Zalo Official hay Tawk.to… Các công cụ hỗ trợ này sẽ góp phần làm tăng tỉ lệ chuyển đổi cho doanh nghiệp, vì vậy bạn hãy cân nhắc để tích hợp vào thiết kế website doanh nghiệp của mình.
Thiết kế website doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Đồng nhất với nhận diện thương hiệu
Một doanh nghiệp có chiến lược đầu tư vào hình ảnh thương hiệu thì sẽ luôn có một logo, đi kèm với màu sắc và font chữ dành riêng cho thương hiệu đó. Nếu doanh nghiệp của bạn đã có rồi thì đừng quên áp dụng vào
website doanh nghiệp để tạo sự đồng nhất trong nhận diện thương hiệu. Còn nếu doanh nghiệp của bạn chưa có, bạn nên cân nhắc phương án xây dựng bộ nhận diện thương hiệu ngay từ bây giờ. Bởi lẽ, nếu bạn trì hoãn lúc này thì trong tương lai, bạn vẫn sẽ mất công thiết kế lại website để đảm bảo đồng nhất với nhận diện thương hiệu.
Tối ưu SEO cho website
Không chỉ có doanh nghiệp bạn, mà rất nhiều doanh nghiệp nữa cũng kinh doanh sản phẩm tương tự với bạn. Bởi vậy, bạn cần nắm được cách thức để tối ưu SEO cho website ngay từ bước đầu thiết kế, đó chính là dựa vào
cấu trúc website. Một cấu trúc website tốt sẽ làm tăng khả năng xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, làm giảm tỉ lệ thoát, và tăng thời gian ở lại trang, và các tiêu chí này sẽ dẫn tới cải thiện thứ hạng tìm kiếm của website.
Tối ưu tốc độ tải trang
Tất cả chúng ta, không ai có đủ kiên nhẫn để chờ một website khi nó load quá chậm. Cách xử lý thông thường là chúng ta tắt website đó đi, truy cập một website tương tự khác. Chắc chắn bạn không muốn điều đó xảy ra với website của bạn phải không? Vậy bạn hãy luôn nhớ về việc tối ưu tốc độ tải trang khi thiết kế website doanh nghiệp của mình, cụ thể với các yếu tố dưới đây:
- Code website rõ ràng nhanh và xử lý bắt hết lỗi tình huống
- Hình ảnh được resize trước khi đăng tải, dung lượng tối ưu cho hình ảnh là dưới 200K/ảnh và kích thước chiều ngang tối đa là 600px
- Cấu hình server phù hợp, sử dụng các dịch vụ hosting uy tín
Tốc độ tải trang hiện nay đang được Google coi là tiêu chí đánh giá quan trọng nhất trước khi gợi ý cho người tìm kiếm vì Google luôn mong muốn có những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Google cung cấp một công cụ miễn phí để đánh giá tốc độ tải trang và các bạn nên kiểm tra thường xuyên tốc độ tải trang của mình trên công cụ này để xác định xem website của mình có đáp ứng yêu cầu về tốc độ tải trang hay không.
Thiết kế website doanh nghiệp hết bao nhiêu tiền?
Trên thực tế, rất khó để có thể đưa ra một mức chi phí cố định cho việc xây dựng một website doanh nghiệp bởi điều này phụ thuộc vào mong muốn của bản thân bạn.
Thiết kế website doanh nghiệp đơn giản có khi chỉ cần ở từ 3 đến 5 triệu đồng, nhưng cũng hoàn toàn có thể lên đến 50-100 triệu, hoặc thậm chí cao hơn. Tuy nhiên, về cơ bản,
chi phí xây dựng website sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
giao diện, tên miền, máy chủ hosting và nội dung. Chi phí thiết kế, xây dựng website doanh nghiệp sẽ tăng khi bạn muốn tất cả các yếu tố trên đều ở mức hoàn hảo: một giao diện cực kỳ ấn tượng và đột phá, tên miền dễ nhớ và có tính cạnh tranh cao, v.v… hoặc khi bạn muốn tích hợp các yếu tố công nghệ (virtual tour, hình ảnh 3D, hình ảnh 360 độ,…) vào website, bạn cũng sẽ mất khoản chi phí lớn hơn.
Chi phí duy trì một website doanh nghiệp
Ngoài chi phí thiết kế và xây dựng website ban đầu, bạn cần phải chuẩn bị thêm một khoản ngân sách nho nhỏ hàng năm để
duy trì website bao gồm:
- Chi phí duy trì tên miền khoảng 350,000 đ/năm
- Chi phí duy trì chứng chỉ bảo mật SSL khoảng 250,000 đ/năm
- Chi phí duy trì dịch vụ hosting khoảng từ 600,000 đ/năm trở lên (tùy theo dung lượng website)
Nên chọn giải pháp thiết kế xây dựng và làm chủ website hay thuê website?
Hiện nay có nhiều công ty kinh doanh
dịch vụ cho thuê website với chi phí rất thấp chỉ từ vài trăm ngàn 1 tháng, tức là khoảng 3 đến 5 triệu 1 năm là bạn có ngay một website, tuy nhiên theo chúng tôi, loại hình thuê website chỉ phù hợp với cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, bán hàng online. Đối tượng này không quan tâm nhiều lắm đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp và dễ dàng đóng website sau vài tháng đi thuê nếu không hoạt động hiệu quả. Còn với doanh nghiệp, chúng tôi khuyên bạn nên chọn giải pháp thiết kế và xây dựng website vì những lý do sau:
- Chủ động xây dựng thương hiệu, uy tín và hình ảnh doanh nghiệp
- Chủ động thực hiện các chiến dich SEO và quảng cáo website trên công cụ tìm kiếm Google
- Đảm bảo an toàn và bảo mật dữ liệu (website đi thuê thì các dữ liệu và nội dung website thuộc về đơn vị cho thuê)
- Có thể mở rộng và tùy biến website linh hoạt trong tương lai khi thay đổi mô hình kinh doanh hoặc thay đổi sản phẩm
- Khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên không gian mạng
Nếu bạn đang mong muốn
xây dựng website doanh nghiệp của bạn, hoặc bạn đang lên kế hoạch cho một ý tưởng kinh doanh và muốn xây dựng một website ấn tượng, đừng quên liên hệ với chúng tôi. Vetabyte là đơn vị có uy tín phát triển phần mềm quản lý doanh nghiệp và
thiết kế website chuyên nghiệp. Chúng tôi đã có khách hàng ở tất cả các tỉnh thành
trên toàn quốc và có nhiều năm uy tín đồng hành cùng doanh nghiệp, phát triển cùng doanh nghiệp.
Liên hệ để tư vấn về website:
CÔNG TY CỔ PHẦN TRUYỀN THÔNG SỐ VDATA (VETABYTE)
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà CEO, đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 098 984 8886
email: info@vdata.com.vn
Website: https://vetabyte.com