Khi bắt đầu nhận việc, nhân viên bán hàng giống như một tờ giấy trắng dù trước đây có thể họ từng có kinh nghiệm bán hàng. Tại sao tôi lại nói như vậy? Vì mỗi cửa hàng có quy trình làm việc riêng, tính chất các sản phẩm không giống nhau và sử dụng các phần mềm bán hàng khác nhau. Ngoài ra, nhiều khả năng nhân viên của bạn hoàn toàn chưa có đủ kỹ năng và kinh nghiệm để trở thành một người bán hàng giỏi.
Vì thế, bạn cần biết rõ nhân viên của mình đang còn những thiếu sót gì để có kế hoạch đào tạo kịp thời, giúp họ nâng cao kỹ năng bán hàng. Từ đó, doanh thu của cửa hàng sẽ tăng lên đáng kể. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những cách để gắn kết nhân viên ở lại làm việc lâu dài vì ngoài lương bổng thì việc đào tạo cũng góp phần lớn trong việc thoả mãn nhu cầu phát triển bản thân của nhân viên bán hàng.
2. Không giao việc rõ ràng
Nhân viên bán hàng chủ yếu là lao động phổ thông hoặc sinh viên đi làm thêm. Thông thường, họ ít khi quan tâm tới việc thăng tiến nên chỉ làm việc cho qua ngày. Họ càng không biết họ cần làm những gì nếu như bạn không nói rõ với họ trong ngày nhận việc.
Để đảm bảo rằng mình không "ném tiền qua cửa sổ", bạn hãy liệt kê rõ các đầu việc cho nhân viên bán hàng. Chẳng hạn như phải kiểm đếm hàng, bàn giao tiền bạc vào đầu và cuối ca; tư vấn khách hàng; sắp xếp lại kệ trưng bày, hàng hoá cho gọn gàng; thu tiền, in hoá đơn cho khách... Đây chính là những tiêu chí quan trọng để bạn đánh giá và tính lương, thưởng cho nhân viên.
Ngoài ra, khi nhân viên biết rõ mình cần làm gì thì hiệu suất làm việc của họ cũng gia tăng đáng kể. Bạn cũng đỡ phải mất thời gian quản lý và giao việc cho họ mỗi ngày. Vì thế, hãy thống nhất ngay với nhân viên bán hàng về những việc họ cần làm nếu như điều đó đang chưa rõ ràng.
Để giải quyết vấn đề này, bạn cần trang bị cho mình một phần mềm quản lý cửa hàng. Khi công nghệ đã phát triển và hỗ trợ đắc lực cho hầu hết các nghiệp vụ, việc sử dụng một phần mềm quản lý nhân viên là bước quan trọng cần thiết để tạo ra một cửa hàng chuyên nghiệp thực thụ . Phần mềm quản lý cửa hàng ngoài việc giúp bạn quản lý hàng hóa, và doanh thu của cửa hàng còn giúp bạn dễ dàng quản lý được nhân viên trong cửa hàng.
Vetabyte - phần mềm quản lý cửa hàng uy tín.
Đăng ký dùng thử miễn phí tại đây.
3. Thiếu sự giao tiếp, lắng nghe
Nhân viên là người thay mặt bạn đón tiếp khách hàng. Để quản lý nhân viên bán hàng hiệu quả, bạn cần thường xuyên giao tiếp và lắng nghe ý kiến của họ để biết được khách hàng của mình đang có những nhu cầu nào. Từ đó, bạn có thể thay đổi sản phẩm của cửa hàng sao cho thoả mãn được những gì khách hàng mong muốn.
Đây là yếu tố quan trọng để bạn tăng doanh thu cho cửa hàng. Vì thế, đừng quên giữ liên lạc và trao đổi với nhân viên như một người bạn của mình. Các trang mạng xã hội như facebook, zalo... chính là chìa khoá để bạn và nhân viên dễ dàng kết nối với nhau.
Nhiều ông chủ cứ nghĩ rằng lạnh lùng, khắt khe là cách thể hiện tốt nhất để đảm bảo nhân viên làm việc nghiêm túc. Tuy nhiên, nếu theo phong cách này, nhân viên thường chỉ "ngoan ngoãn" ở trước mặt bạn thôi. Khi bạn không có ở cửa hàng, họ sẽ "hoá cáo" và có thể làm nhiều điều gây ảnh hưởng xấu đến doanh số bán hàng, chẳng hạn như thường xuyên nói chuyện, làm việc riêng, tư vấn khách hời hợt,... Bên cạnh đó, một người sếp khó gần cũng khiến nhân viên ngại giao tiếp, dù bạn có thường xuyên hỏi thăm về tình hình kinh doanh thì họ cũng chỉ trả lời qua loa.
Vì thế, đừng tạo khoảng cách quá lớn giữa sếp và nhân viên. Thực tế đã chứng minh rằng thân thiện chính là cách giao tiếp tốt nhất. Một ông chủ hiền lành, tận tình sẽ luôn được nhân viên yêu quý và làm việc hết mình. Hãy thường xuyên mỉm cười và động viên họ để sớm thấy được sự thay đổi đáng kể trong doanh số bán hàng
Dù vậy, đôi khi bạn cũng cần phải đưa ra những quyết định khó khăn, và một vài người sẽ muốn lợi dụng mối quan hệ với bạn nếu như bạn quá thân thiện với họ.
Điều này không có nghĩa rằng bạn không được giao tiếp với nhân viên. Nhưng bạn cần phải tìm ra được sự cân bằng giữa việc làm bạn và làm sếp.
5. Không trả lương xứng đáng
Lương bổng là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tinh thần và năng suất làm việc của nhân viên bán hàng. Không ai muốn dành thời gian để làm công việc mà mình không được trả công xứng đáng. Vì thế, để gia tăng doanh thu và hiệu suất của nhân viên, bạn cần tính toán thật kỹ xem mức lương mình đang trả có thật sự phù hợp chưa, có đủ để động viên, khuyến khích nhân viên làm việc hết mình không?
Đặc biệt, đối với những nhân viên nổi trội, bạn hoàn toàn có thể tăng lương cho họ cao hơn những nhân viên khác, dù họ cùng là nhân viên bán hàng. Đây là giải pháp vô cùng hữu hiệu để động viên nhân tài và định hướng họ phát triển lên một vị trí cao hơn, chẳng hạn như quản lý cửa hàng. Tất nhiên bạn cần lưu ý rằng mình phải có cơ sở để đánh giá chính xác năng lực của nhân viên chứ không nên dựa vào cảm tính.
Nếu sớm khắc phục được các sai lầm trên, bạn sẽ quản lý nhân viên bán hàng vô cùng hiệu quả. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được một đội ngũ nhân viên bán hàng tinh nhuệ, mang về sự tăng trưởng lớn trong doanh thu. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên liên tục cải tiến chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh marketing và quản lý hoạt động kinh doanh chặt chẽ hơn bằng những công nghệ hiện đại.
Trước đây, việc quản lý một quán bida không phải là điều dễ dàng. Từ việc đặt bàn, phục vụ đồ uống cho đến thanh toán và tạo hóa đơn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và thời gian. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, việc quản lý quán bida đã trở nên dễ dàng v...
Bạn có thể sẽ không nghĩ đến việc sử dụng phần mềm quản lý để thay thế cho nhân lực cụ thể. Vậy đây sẽ là phần mềm giúp bạn tối ưu hóa nhân lực tiết kiệm thời gian công sức cho khâu quản lý nhà nghỉ hoặc khách sạn của mình...
Để thành công trong kinh doanh nói riêng và thành công trong cuộc sống nói chung , bạn cần lên kế hoạch và lập trình tư tưởng sẵn sàng phấn đấu và làm việc hết mình. Vì chính bạn là người quyết định và lựa chọn cho tương lai của mình. Ngay bây giờ, đây ch...
Trong thời điểm các thành phồ lớn đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 của Chính phủ như hiện nay, Văn phòng điện tử (hay còn gọi là E-Office) đang là hình thức quản lý doanh nghiệp từ xa được rất nhiều nhà lãnh đạo quan tâm. Vậy lợi ích của vă...
Tìm đâu một giải pháp quản lý doanh nghiệp toàn diện, vừa khít với mô hình kinh doanh và quy mô của doanh nghiệp của bạn? Đó là câu hỏi mà bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời....
Nếu bạn có một văn phòng nhỏ với khoảng 10 nhân sự và hàng ngày bạn cần phải làm mọi thứ để văn phòng của bạn hoạt động hiệu quả nhất. Bạn sẽ phải làm gì?...