Nếu đang có dự định mở cửa hàng tiện lợi hay siêu thị mini, thì đây chính là những lời khuyên hữu ích nhất cho bạn!!!
Thực tế, kinh doanh là việc vô cùng khó khăn chứ chăng đơn giản là mua hàng và bán. Trong khi người Việt chúng ta đang dần thay đổi sang phương thức mua hàng trực tuyến thì những cửa hàng truyền thống càng đối mặt với hàng vạn khó khăn. Nếu có dự định mở cửa hàng tiện lợi hay siêu thị mini thì bên dưới chính là những lời khuyên thiết thực nhất cho bạn!
MỞ SIÊU THỊ MINI CẦN NHỮNG GÌ?
Phân khúc bán hàng phù hợp
Dựa vào mặt bằng của cửa hàng mà bạn xác định phân khúc bán hàng phù hợp. Nếu cửa hàng của bạn nằm ở khu vực mà dân trí cao, thu nhập tốt thì bạn chọn những sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp, chất lượng và tốt nhất. Còn nếu cửa hàng của bạn nằm trong khu vực có dân trí và thu nhập thấp, bạn nên chọn nhập sản phẩm tầm trung, bình dân.
Tuy nhiên, bạn cũng cần đa dạng hàng hóa, mẫu mã và phân khúc cho cửa hàng của mình. Nhưng lưu ý nhập hàng ở mức độ tương đối, tránh nhập quá nhiều cùng lúc sẽ gây ra tình trạng ùn ứ, khó luân chuyển hàng và bị “chôn vốn”.
Chuẩn bị kiến thức bán hàng
Hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức bán hàng trước khi quyết định kinh doanh
Kinh doanh là chuyện khó tránh khỏi những rủi ro, để phòng tránh những sai sót có thể xảy ra với cửa hàng của mình, trước và trong khi kinh doanh, bạn cần tìm hiểu và chuẩn bị nhiều kiến thức.
Đừng để mở cửa hàng với quá nhiều sản phẩm, đầu tư tối đa nhưng lại rỗng tuếch về kiến thức và kinh nghiệm. Vì vậy, đừng vội mở cửa hàng tiện lợi hay siêu thị mini khi chưa chuẩn bị kỹ về kiến thức, kinh nghiệm và sự hiểu biết. Rủi ro thất bại sẽ rất lớn nếu như bạn chưa có kiến thức về bán hàng.
Những quyển sách hay các lớp dạy về kiến thức bán hàng ngày nay rất dễ tìm kiếm. Trong số đó, mình thường có thói quen đọc các quyển sách của tác giả Philip Kotler – một trong những tác gia tài ba về lĩnh vực Marketing hoặc các quyển sách của Ecoblader - cung cấp những kiến thức kinh tế HẤP DẪN và HỮU DỤNG. Dĩ nhiên, tất cả đều đã được dịch thuật sang tiếng Việt nên bạn hoàn toàn có thể chắt lọc những kiến thức từ đây.
Dự trù tình huống xấu nhất có thể xảy ra
Như đã nói trên, khi quyết định kinh doanh là bạn phải chấp nhận rủi ro và thất bại. Hãy dự trù tình huống xấu nhất có thể xảy ra đối với bạn và cửa hàng, nếu không xảy ra thì may mắn, nhưng trường hợp những tình huống có xảy ra thì bạn đã có những chuẩn bị tốt nhất và sẵn sàng đối phó.
Không chỉ đơn giản là dự trù vốn trong kinh doanh, mà bạn còn cần xử lý được các trường hợp sản phẩm cận date, hoặc không thể tìm được nguồn hàng mới phù hợp với nhu cầu thị hiếu của khách hàng,...
Đừng kinh doanh như kiểu “tới đó rồi tính”, đó là điều cực kỳ nguy hiểm. Người kinh doanh là người biết lo xa và sẽ tính được họa gần. Nên đừng bao giờ nghĩ kinh doanh chỉ cần vốn là đủ, càng không nên nghĩ nó sẽ trải đầy hoa hồng. Việc kinh doanh của bạn thì không thể trông vào may rủi!
Chủ động tìm kiếm khách hàng
Hãy thôi suy nghĩ “ngồi yên khách hàng sẽ tới”, đó là suy nghĩ tiêu cực mà có thể khiến cửa hàng của bạn “chết” trong nháy mắt. Trong khi các siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa mọc lên như nấm, tất nhiên mức độ cạnh tranh cũng tăng lên rõ rệt.
Bạn cần tìm kiếm, nghiên cứu và học hỏi cách chạy marketing phù hợp nhất cho cửa hàng của mình. Việc áp dụng phương thức chạy marketing, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả đáng kể so với cách bán hàng truyền thống.
Quản trị cửa hàng bằng phần mềm
Việc sử dụng phần mềm để quản lý cửa hàng sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian quản lý hơn
Đối với
cửa hàng tạp hóa hay
siêu thị mini, sẽ có rất nhiều mặt hàng cần quản lý và kiểm soát. Sử dụng phần mềm bán hàng để quản trị cửa hàng sẽ giúp bạn nhanh chóng quản lý tất cả mặt hàng. Bên cạnh đó, phần mềm còn cung cấp những tính năng vượt trội, giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí hiệu quả nhất!
MỞ SIÊU THỊ MINI CẦN BAO NHIÊU VỐN?
Để mở 1 cửa hàng tiện lợi, điều bạn cần là chuẩn bị vốn cho các phần: thuê mặt bằng (nếu bạn không có sẵn), vốn đầu tư nguồn hàng, trang thiết bị. Bây giờ chúng ta sẽ tính ngân sách dự trù cho từng phần trên như sau;
Vốn thuê mặt bằng
Khác với cửa hàng tạp hóa, bạn có thể tận dụng mặt bằng tại nhà hoặc thuê mặt bằng nhỏ. Tuu nhiên, với cửa hàng tiện lợi mini thì mặt bằng lý tưởng nên là khoảng 60m2. Với diện tích này, số tiền bạn cần chi trả là từ 15 - 30 triệu đồng/tháng (tùy vào mặt tiền mà bạn thuê).
Vốn nguồn hàng cho siêu thị mini 60 m2
Đặc điểm của siêu thị mini là tuy nhỏ nhưng lại bán rất nhiều mặt hàng thiết yếu. Có thể xem đây như là một cái chợ bán đa dạng hàng hóa, dĩ nhiên là mặt hàng của bạn cần được đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tốt hơn. Về giá mặt hàng là những sản phẩm luôn bị biến đổi giá, nên bài viết này mình không thể đưa ra một ước lượng nào gần chính xác cho các bạn được. Thay vào đó, mình sẽ gửi đến các cách để bạn có thể tìm được nguồn hàng giá rẻ nhất:
- Săn lùng các seller qua cửa hàng của đối thủ: Đội ngũ sales sẽ được phân chia địa bàn chăm sóc các siêu thị, cửa hàng ở 1 phạm vi nhất định. Nên khi bạn thấy saller (người giao hàng từ nhà cung cấp đến các siêu thị) làm việc với những cửa hàng cùng khu vực thì có nghĩa là sau này họ cũng sẽ làm việc với cửa hàng của bạn. Bạn cần các seller và các seller cũng cần bạn. Đây là sự hợp tác tương trợ lẫn nhau.
- Liên hệ hotline tổng đài của các nhà cung cấp nguồn hàng: Trên bao bì sản phẩm đều có hotline của các nhà cung cấp hàng tạp hóa, vì vậy bạn hoàn toàn có thể gọi đến bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhãn hàng để được hỗ trợ.
- Lấy hàng trực tiếp từ chợ đầu mối, đại lý lớn: Ưu điểm của cách này là bạn không phải chia giá, hay được hưởng trực tiếp các ưu đãi từ đại lý. Nhưng đổi lại, bạn phải tự vận chuyển, khá tốn thời gian. Để tìm được những nguồn hàng này bạn chỉ cần gõ tên đại lý trên Google là sẽ thấy được địa chỉ. Ví dụ: Đại lý Vinamilk, đại lý Unilever,...
Vốn cho trang thiết bị của cửa hàng mini
Giá kệ siêu thị mini, máy tính tiền, máy in hóa đơn, phần mềm quản lý siêu thị, quầy thu ngân,... là những trang thiết bị không thể thiếu cho 1 cửa hàng. Tùy chất lượng sản phẩm mà chúng sẽ có mức giá khác nhau:
Máy tính tiền: 7 - 10 triệu
Máy in hóa đơn, đầu đọc mã vạch: 3 - 4 triệu
Phần mềm bán hàng siêu thị: 3 -4 triệu/năm. Nhưng mình gợi ý là bạn có thể sử dụng phần mềm quản lý siêu thị mini của
vetabyte.com chỉ với giá từ 50 - 200k/tháng. Tức mỗi tháng bạn chỉ cần chi trả chưa đến 2.5 triệu để có thể sở hữu được phần mềm được tin dùng nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo
Bảng giá chi tiết các gói dịch vụ của Vetabyte
TẠI ĐÂY và đăng kí dùng thử
MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY.
Bàn thu ngân: Bạn có thể sử dụng các loại bàn thường vẫn được, còn nếu muốn mua bàn thu ngân dành cho siêu thị thì loại này có giá khoảng 5 triệu (tùy kích thước).
Trên đây là những chia sẻ về cách mở cửa hàng, siêu thị mini. Dĩ nhiên kiến thức là vô cùng tận, vì vậy chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp từ quý độc giả để bài viết trở nên hoàn thiện hơn, vì tất cả chúng ta đều cần hoàn thiện hơn từ những kiến thức của nhau.