Khi đã mở được spa và đưa vào hoạt động thì
quản lý và vận hành là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của spa. Do đó, để quá trình này diễn ra hiệu quả và thành công lâu dài, cần có rất nhiều các yếu tố cũng như cách thức thực hiện, đòi hỏi người quản lý cần có sự chuẩn bị tốt nhằm
hạn chế tối đã những sai sót. Sau đây Vetabyte sẽ gửi đến bạn một số
bí quyết để có thể vận hành spa hiệu quả.
1. Để quản lý tốt một spa, bạn cần trang bị những gì?
Thông thường với một spa nhỏ thì chủ đầu tư cũng sẽ là người trực tiếp quản lý và vận hành spa. Còn những spa có quy mô lớn hơn sẽ phải thuê một hay nhiều quản lý spa chuyên nghiệp. Tuy nhiên, dù à ai đi chăng nữa thì người quản lý vận hành spa hội tụ được những yếu tố dưới đây:
- Nắm vững kiến thức chuyên môn:
Để có thể có tầm nhìn bao quát về các dịch vụ tại spa và quản lý nhân viên tốt nhất thì người quản lý phải có những kiến thức chung, thậm chí chuyên sâu về các lĩnh vực như: dinh dưỡng và khoa học, kỹ năng và kỹ thuật spa, các loại máy móc thiết bị, sản phẩm mỹ phẩm.
- Hiểu rõ loại hình spa đang kinh doanh:
Như đã nói ở bài trước hiện nay có 4 loại hình kinh doanh spa đang phổ biến tại Việt Nam là Day spa, Destination spa, Hotel/resort spa và Medical spa. Về cơ bản chúng đều là nơi để khách hàng làm đẹp, nghỉ ngơi và thư giãn. Tuy nhiên, mỗi loại hình spa có đặc điểm riêng, đối tượng khách hàng riêng. Vì thế, để quản lý và vận hành spa đi đúng hướng với mục tiêu ban đầu đã đề ra, bạn cần cập nhật những kiến thức về loại hình spa đang kinh doanh.
Việc biết rõ và thấu hiểu đối tượng khách hàng là điều cực kỳ quan trọng mà bạn phải lưu tâm khi trước khi thành lập spa và xuyên suốt quá trình hoạt động của spa. Trước khi đưa spa vào hoạt động, bạn phảu tìm hiểu nhu cầu, mong muốn, tâm lý và cả hành vi của đối tượng khách hàng mà mình nhắm đến. Còn trong hoạt động, những cuộc khảo sát với khách hàng đến spa sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về điểm hài lòng/ không hài lòng của khách hàng đối với spa, điểm mạnh, điểm yếu của spa… Từ đó, bạn sẽ có đưa ra những kế hoạch, hướng thay đổi về dịch vụ, phục vụ khách hàng…
Marketing hiện nay là “vũ khí lợi hại” để giúp spa thu hút khách hàng. Vì thế một người quản lý spa phải hiểu về các yếu tố như nhận dạng thương hiệu, các hình thức quảng cáo, tương tác và chăm sóc khác hàng,…
2. Quản lý nhân sự yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của một spa
So với những ngành dịch vụ khác như nhà hàng, khách sạn thì nhân sự trong ngành spa có tầm quan trong gấp đôi và là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một spa. Bởi nhân sự mà cụ thể ở đây là các kỹ thuật viên không chỉ quyết định đến chất lượng phục vụ mà còn cả chất lượng dịch vụ của một spa.
Bởi vậy, muốn quản lý spa một cách chuyên nghiệp và hiệu quả thì ngay từ đầu phải làm tốt khâu tuyển dụng nhân sự. Bạn không bắt buộc phải tuyển dụng toàn bộ nhân sự là người có tay nghề cao nhưng nhất thiết phải là người có kỹ năng giao tiếp tốt, biết lắng nghe, thân thiện và vui vẻ…
Trong quá trình hoạt động, vận hành spa, nười quản lý không những phải am hiểu khách hàng mà còn cần thấu hiểu nhân viên của mình. Họ mạnh ở điểm nào, cần bổ sung điều gì, mong muốn nhu cầu của họ ra sao… Đồng thời hãy tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân viên của mình phát triển nghề nghiệp, nâng cao kỹ năng, tay nghề, tưởng thưởng xứng đáng cho những người có năng lực, có cố gắng…
Đặc biệt, không nên trách cứ và áp đặt nhân viên theo kiểu một chiều. Khi có một vấn đề gì sảy ra hãy xem xét, tìm hiểu nguyên nhân, góp ý nhẹ nhàng, chia sẻ kinh nghiệm, giúp họ đưa ra những giải phá chứ không nên trách móc, trừng phạt.
Quan tâm nhiều đến nhân viên là cách tốt nhất giúp người chủ spa quản lý và vận hành một cách dễ dàng, hiệu quả.