098 984 8886

Gọi cho chúng tôi

info@vdata.com.vn

Gửi email cho chúng tôi

THAM KHẢO 5 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ NHẤT

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không tùy thuộc vào cách quản lý của nhà lãnh đạo. Nhà lãnh đạo không những phải có chuyên môn cao, mà phải có cách quản lý doanh nghiệp, nhân sự tốt thì doanh nghiệp mới hoạt động tốt, nhân viên mới hết lòng làm việc, cống hiến cho công ty mang lại kết quả cao trong công việc được.

Vậy có những cách nào để quản lý doanh nghiệp tốt nhất và cần thực hiện nó ra sao?

1. Quản lý doanh nghiệp bằng cách tổ chức, phần tầng nhân viên

Muốn cho doanh nghiệp đi vào ổn định, đạt hiệu suất công việc cao người quản lý phải nắm được tình hình nhân lực, phải biết được doanh nghiệp của mình có bao nhiêu nhân sự, từng bộ phận các nhân sự đảm nhiệm vai trò gì. Việc phân tầng, tổ chức các nhân sự vào một nhóm riêng biệt sẽ giúp nhà quản lý dễ quản lý nhân sự hơn.

quản lý doanh nghiệp

Quản lý bằng cách tổ chức, phân tầng nhân viên

 

Thế nhưng để xếp nhân viên vào một nhóm thì người quản lý phải biết được khả năng, hiệu quả công việc của nhân viên đó trong thời gian làm việc ở đây. Có thể quan sát, để ý trực tiếp hoặc thông qua các báo cáo công việc, những cá nhân đặt KPI của công ty.

Hiểu và nắm rõ được tâm lý của nhân viên sẽ giúp nhà quản lý biết được mình nên cần phải làm gì để tốt cho nhân viên và doanh nghiệp. Ví dụ, nhân sự A có năng lực, luôn đặt KPI tốt thì cần được khen thưởng và bổ nhiệm vào vị trí leader để động viên, ghi nhận những đánh giá của họ. Những nhân viên chưa làm tốt, đạt kết quả trong công việc thì cần nhắc nhở, kiểm điểm để họ cố gắng. Không thể để nhân sự có năng lực lại làm việc cùng 1 vị trí, hưởng mức lương thấp so với sức lao động họ bỏ ra.

Nhà quản lý giỏi là biết nhìn nhận, đánh giá năng lực của nhân viên mà cất nhắc họ tới 1 vị trí tốt. Phân tầng, tổ chức nhóm nhân viên sẽ giúp nhà quản lý nắm rõ được tình hình phát triển doanh nghiệp, cần đẩy mạnh, khắc phục những yếu kém ở mặt nhân sự là thế nào.

2. Đưa ra chiến lược, kế hoạch phát triển một cách chi tiết, khoa học

Với nhà quản lý, việc đầu tiên họ cần phải làm đó là đưa ra được kế hoạch, chiến lược để phát triển doanh nghiệp hơn nữa. Trong bản kế hoạch đó nhà quản lý phải vạch ra được kế hoạch chi tiết, cụ thể, mục tiêu, phương pháp làm việc và kết quả phải đặt được là như thế nào. Vấn đề đó nằm ở cách tư duy, khả năng kinh doanh của nhà quản lý. Một nhà quản lý tài ba là phải biết đưa công ty đi lên, khắc phục những hậu quả, khó khăn mà công ty đang gặp phải.

quản lý doanh nghiệp
Chiến lược, kế hoạch phát triển của công ty dựa nhiều trên cách tư duy của nhà quản lý

Một bản kế hoạch chi tiết, đầy đủ nội dung và yêu cầu sẽ là giải pháp để công ty phát triển vượt trội hơn. Khi kế hoạch được xét duyệt, thực hiện thì nhà quản lý là người phải chịu trách nhiệm về mọi vấn đề liên quan. Để bản kế hoạch có thể đạt kết quả như mong đợi nhà quản lý có thể định hướng cho nhân viên làm thế nào và đặt phần thưởng để họ cố gắng phát huy, làm việc tối đa vì mục tiêu chung của công ty.

3. Phân chia công việc cho mỗi phòng ban, nhân viên đúng chuyên môn, hiệu quả

Nếu nhà quản lý biết sắp xếp, phân chia công việc của mỗi phòng ban một cách hợp lý, giúp họ phát huy tối đa khả năng của mình trong lĩnh vực ấy thì hiệu suất công việc cực kỳ cao. Phân công sai công việc, không đúng công việc của bộ phận, phòng ban nào đó sẽ dẫn đến việc công việc không được hoàn thành tốt, thường xuyên xảy ra lỗi và đem lại kết quả công việc không ra gì? Từ đó sẽ làm hỏng chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Mỗi phòng ban thường phụ trách 1 mảng, chuyên môn của nó. Ví dụ, để làm truyền thông cho sản phẩm của doanh nghiệp sắp ra mắt thị trường, những nhà quản lý lại giao cho phòng kế toán, bắt nhân viên ở phòng ban đó phải lập kế hoạch truyền thông thì đó là 1 sự sắp xếp hoàn toàn sai lầm. Bộ phận truyền thông, marketing của công ty sẽ làm việc, chịu trách nhiệm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng để đem lại hiệu quả cao, đúng như chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp đã đề ra.

4. Quản lý doanh nghiệp bằng việc kiểm soát được những dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp

Để quản lý doanh nghiệp tốt nhà quản lý phải biết cách kiểm soát những dữ liệu của doanh nghiệp như: Tình hình tài chính, các khoản nợ, lượng hàng hóa đã tiêu thụ, còn tồn đọng, năng lực làm việc của nhân viên, thành tích của từng phòng ban… Tất cả các dữ liệu đó phải được kiểm soát, nắm rõ để ổn định doanh nghiệp tránh các trường hợp lỗi phát sinh từ 1 nhóm bộ phận nào đó, thất thoát nguồn vốn của công ty do cách quản lý không tốt, không triệt để.

Về mặt quản lý tình hình tài chính, các khoản nợ phải thu thì nhà quản lý phải quản lý sát sao vấn đề này. Kinh tế là nền tảng, là thứ để công ty phát triển hơn nữa hoặc cũng có thể khiến công ty không phát triển. Tình hình tài chính công ty đi lên, là sự đánh giá rõ nhất về hiệu quả làm việc của toàn bộ công nhân viên trong doanh nghiệp đó, nó cũng đánh giá được doanh nghiệp đang đi đúng hướng, kế hoạch và định hướng phát triển công ty tốt.

Nhiều doanh nghiệp rất coi trọng vấn đề quan tâm đến đời sống của nhân viên, coi nhân viên còn quý hơn cả khách hàng vì nhân viên là người tạo ra sản phẩm tốt tới khách hàng. Nếu nhà quản lý biết đánh vào tâm lý của nhân viên, khiến họ toàn tâm toàn ý làm việc, cống hiến thì họ sẽ tạo ra hiệu quả công việc cực kỳ cao. Vì nhân viên là người giúp công ty phát triển, khách hàng là người sử dụng và đánh giá chất lượng của doanh nghiệp đó.

Thế nên việc kiểm soát, nắm rõ các dữ liệu quan trọng của công ty rất quan trọng đối với nhà quản lý. Một nhà quản lý tốt sẽ biết cách kiểm soát tình hình tài chính công ty, quan tâm đến đời sống của nhân viên.

5. Vận dụng tốt các kỹ năng, chuyên môn của mình vào quản lý doanh nghiệp

Là người quản lý thì phải có trình độ chuyên môn cao, có tư duy sáng tạo, nhạy bén trong việc khai thác các mặt có lợi cho doanh nghiệp. Từ đó phát triển, đưa ra chiến lược kinh doanh hợp lý khoa học. Người quản lý giỏi, không những giỏi về năng lực mà còn phải giỏi về cách quản lý nhân sự, để nhận viên muốn làm việc cống hiến cho công ty của mình lâu dài.

Khi vận dụng tốt các kỹ năng chuyên môn, đưa ra những ý tưởng kinh doanh hay, sáng tạo là bạn đã có thể trở thành 1 nhà quản lý doanh nghiệp giỏi được nhiều người ngưỡng mộ và có tầm ảnh hưởng rất lớn trong công ty. Vai trò của nhà quản lý doanh nghiệp rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty, một nhà quản lý giỏi biết vận dụng những kiến thức chuyên môn của mình vào làm việc sẽ giúp công việc hiệu quả hơn, làm việc tốt hơn.

Muốn trở thành 1 nhà quản lý giỏi, bạn hãy nên tham khảo 5 cách quản lý doanh nghiệp trên để đưa doanh nghiệp của mình phát triển, bền vững hơn trong thị trường kinh doanh ngày càng khốc liệt hiện này. Sự phát triển của doanh nghiệp đồng nghĩa với sự thành công, tài năng quản lý doanh nghiệp của nhà quản lý tốt, có tầm và có tâm với công việc.

Hãy liên hệ qua Vetabyte.com để được đội ngũ tư vấn cung cấp thông tin và giải đáp thắc miễn phí!

Bài viết liên quan

img

Phần mềm quản lý quán bida

Trước đây, việc quản lý một quán bida không phải là điều dễ dàng. Từ việc đặt bàn, phục vụ đồ uống cho đến thanh toán và tạo hóa đơn đều đòi hỏi sự tỉ mỉ và thời gian. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ, việc quản lý quán bida đã trở nên dễ dàng v...

img

Vòng đời của tên miền .VN có thể bạn chưa biết!

Tên miền quốc tế hay quốc gia .vn đều có vòng đời sử dụng. Có tên miền, chỉ sở hữu một “vòng đời”. Nhưng có những tên miền, trong quá trình tồn tại, nó trải qua nhiều vòng đời...

img

6 NGUYÊN TẮC VÀNG GIÚP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

Thật khó để một doanh nghiệp có thể phát triển tốt mà không có cách quản lý doanh nghiệp cũng như không có hệ thống quản lý chất lượng. Tuy nhiên, để tìm ra cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả cho mình thì không hề dễ dàng. Hãy cùng Vetabyte chúng tôi đi t...

img

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ

Quản trị doanh nghiệp hay quản trị kinh doanh là cụm từ rất phổ biến hiện nay. Thế nhưng, liệu có mấy ai hiểu rõ, hiểu sâu được vấn đề QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP? Quản trị doanh nghiệp là gì, quản trị doanh nghiệp như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nh...

img

7 SAI LẦM PHỔ BIẾN CẦN TRÁNH KHI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít những khó khăn do hạn chế về tiềm lực tài chính và quy trình quản lý. Hiện nay câu chuyện quản trị doanh nghiệp là vấn đề được các nhà quản trị quan tâm, đặc biệt là các công ty, xí nghiệp có quy mô nhỏ....

img

Thiết kế shop quần áo phong cách Châu Âu

Để thu hút được khách hàng thì khoảnh khắc đầu tiên mà khách hàng bước vào trong cửa hàng quyết định mua hay không mua sẽ phụ thuộc vào không gian nội thất cửa hàng cũng như cung cách phục vụ của nhân viên . Nếu như quý vị và các bạn đang muốn kinh doanh ...