Để xây dựng và vận hành nên một trang web, chắc chắn không thể thiếu Hosting. Đây là một thành phần vô cùng quan trọng và là một trong những yếu tố đầu tiên quyết để bạn có thể bắt tay vào việc xây dựng một website thành công, hiệu quả.
Vậy Hosting là gì? Hosting hoạt động như thế nào và vì sao cần sở hữu hosting. Hãy cùng VETABYTE tìm hiểu nha !!!
Khi sử dụng hệ thống hosting, bạn đặt lên server của nhà cung cấp các tệp dữ liệu cần thiết để website hay ứng dụng online của bạn có thể chạy được.
Nói cách khác Hosting là một dịch vụ online giúp bạn xuất bản website hoặc ứng dụng web lên Internet.
Những nhà cung cấp Hosting chịu trách nhiệm giữ các server (máy chủ vật lý) hoạt động liên tục. Đồng thời đảm bảo việc cung cấp hosting diễn ra suôn sẻ, chống xâm nhập máy chủ, đồng thời xử lý dữ liệu (văn bản, nội dung,…) từ Hosting đến trình duyệt người dùng.
Sau khi nắm được khái niệm “Hosting là gì?”, “Web Hosting là gì?”. Bạn cần hiểu thêm Hosting hoạt động như thế nào?
Trên thực tế, Hosting hoạt động trên nguyên lý cho phép lưu trữ các tập tin dữ liệu từ Website cá nhân, tổ chức lên hệ thống mạng máy tính có hiệu suất vận hành cao được kết nối tới hệ thống internet toàn cầu.
Khi mọi người gõ vào địa chỉ Web, hệ thống internet toàn cầu kết nối tới máy chủ Web chứa dữ liệu Website và chuyển thông tin Website trở lại máy tính cá nhân. Nhờ cơ chế như vậy, mọi người có thể trải nghiệm Website truy cập theo như ý muốn.
Các nhà cung cấp dịch vụ sẽ chuẩn bị server lưu trữ cho người sử dụng hosting. Bằng cách chia sẻ tài nguyên trên server thành các không gian lưu trữ nhỏ hơn. Những không gian lưu trữ này gọi là các hosting.
Tùy theo gói cước mà người dùng đăng ký, nhà cung cấp sẽ cấu hình cho các hosting này để người dùng sử dụng. Khi người dùng có nhu cầu mở rộng hay thu nhỏ gói hosting, nhà cung cấp sẽ điều chỉnh những thông số này.
Người thuê chỉ việc upload các files lên hosting và cấu hình hoạt động cho chúng. Người dùng có thể truy cập hosting từ các thiết bị kết nối internet, thông qua việc gửi request đến domain name (tên miền) hoặc địa chỉ IP của hosting.
Hosting sẽ trả về các tập tin được yêu cầu tương ứng. Trong quá trình sử dụng, nếu có nhu cầu mở rộng gói hosting, người dùng phải liên hệ với nhà cung cấp để được thực hiện.
Hosting dùng để lưu trữ nội dung của website, dịch vụ mail, FTP,… Nếu không có hosting thì trang web chỉ có thể hoạt động trên máy tính của bạn. Chỉ mình bạn nhìn thấy và sử dụng website đó.
Với web hosting, bất cứ ai cũng có thể tìm kiếm và truy cập website của bạn nếu có domain (tên miền) hay địa chỉ IP chính xác.
Để đăng trang Web lên Internet, bạn cần sử dụng dịch vụ Web Hosting. Nhờ đó, khi người dùng muốn xem trang Web của bạn, họ chỉ cần nhập địa chỉ trang Web, hoặc tên miền của bạn vào trình duyệt.
Sau đó, máy tính của người dùng kết nối với máy chủ của bạn, trang Web của bạn sẽ được chuyển đến họ thông qua trình duyệt.
Tôi được biết rằng, Web Hosting cũng là một trong những yếu tố Google xem xét đến khi quyết định Website nào sẽ hiển thị cho truy vấn tìm kiếm.
Hosting bao gồm nhiều loại hình khác nhau, liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau khi hoạt động website. Server hosting là một trong số đó. Server hosting (máy chủ hosting) đề cập đến việc quản lý offsite và duy trì các tài nguyên phần cứng được chỉ định cho việc sử dụng.
Tùy theo yêu cầu của từng website, server hosting hiện có những loại phổ biến như sau:
Hosting Cloud hiện đang là loại hosting được tin dùng và ưa chuộng nhất trên thị trường bởi hosting này được vận hành theo công nghệ hiệu ứng đám mây. Hosting Cloud là một cheap hosting được ưu chuộng hàng đầu hiện nay.
Nói dễ hiểu hơn, Hosting Cloud sẽ đặt website của bạn trên Cloud (đám mây), sau đó tập hợp các server và phân phối các file (dữ liệu) lên website của bạn bằng cách sử dụng công nghệ ảo hóa VPS hosting.
Cloud Hosting sẽ chịu trách nhiệm trong việc xử lý các hoạt động của website khi có bất cứ vấn đề gì hoặc quá tải.
Dedicated hosting sẽ là một giải pháp tiêu tốn nhiều chi phí hơn bởi doanh nghiệp sẽ phải thuê hoặc mua riêng một máy chủ vật lý bao gồm server, đường truyền, và các cơ sở vật chất để vận hành máy chủ.
Tuy nhiên, toàn bộ server sẽ là của riêng bạn, bạn có thể toàn quyền sử dụng và tạo một môi trường linh hoạt, cài đặt hệ điều hành tùy theo ý của bạn.
Để sử dụng Dedicated Hosting một cách linh hoạt bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm quản lý server.
VPS Hosting có điểm tương đồng với Shared Hosting bởi tính chia sẻ server với người dùng khác. Nhưng VPS Hosting lại vượt trội hơn vì các nhà cung cấp sẽ phân chia vùng server, tạo cho bạn một không gian server riêng biệt, các vi mạch xử lý và bộ nhớ riêng giúp bạn xử lý những vấn đề của cá nhân bạn.
VPS Hosting sẽ vô cùng phù hợp với những doanh nghiệp vừa cũng như các website đang trên đà phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên để có thể sử dụng được dịch vụ này, bạn phải có kiến thức kỹ thuật và quản trị server.
Shared hosting là một sự lựa chọn hàng đầu cho các blog cá nhân hoặc các doanh nghiệp nhỏ để quảng bá các sản phẩm mới. Shared Hosting là một dịch vụ chia sẻ tài nguyên cho các website khác nhau tiết kiệm nhất nhưng cũng kém hiệu quả nhất.
Nhược điểm lớn nhất của Share Hosting là những tài nguyên bạn chưa sử dụng đến có thể sẽ bị các website khác chiếm hữu vì bạn không có quyền quản trị nó.
Hosting WordPress là hosting được thiết lập dành riêng cho người quản trị website WordPress có khả năng tự thiết kế website cho riêng mình, mà trên đó nó đã được cấu hình WordPress riêng biệt.
Hosting cho WordPress sẽ giúp bạn tải các file dữ liệu hay chạy website được tạo bởi WordPress một cách nhanh chóng và suôn sẻ.
Qua bài viết này của Vetabyte mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về hosting và những lợi ích của các loại hosting mang lại cho website. Mong rằng các bạn có thể sử dụng các thông tin này để ứng dụng và phát triển công việc, chúc các bạn thành công!
Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm thế nào để tạo một website có hosting hiệu quả nhanh chóng. Hãy thử ngay dịch vụ làm website tại đây với các công cụ chỉnh sửa toàn diện website một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Vetabyte dành riêng cho bạn, dù bạn đang kinh doanh bất cứ ngành hàng nào, Vetabyte đều hỗ trợ bạn xây dựng website kinh doanh, quản lý tập trung và marketing online một cách hiệu quả nhất. Sở hữu website chuyên nghiệp dễ dàng, giúp tăng trưởng doanh thu vượt bậc, quản lý dễ dàng mọi nơi mọi lúc.
VETABYTE SOFTWARE
Địa chỉ: Tầng 18, Tòa nhà CEO, đường Phạm Hùng, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Số điện thoại: 0989848886
Gmail: info@vdata.com.vn
Website: https://vetabyte.com/
Dịch vụ Spa – dịch vụ thẩm mỹ là một dịch vụ không còn xa lạ với không chỉ chị em phụ nữ mà còn cả các cánh đàn ông. Ngày nay, dịch vụ làm đẹp này đang ngày càng phát triển, dẫn chứng là sự xuất hiện của hàng loạt các cơ sở Spa, Thẩm Mỹ Viện. ...
Để xác minh cho cửa hàng Spa, Salon, Thẩm mỹ viện của bạn với Google Maps, xin mời cùng phần mềm quản lý spa Vetabyte software làm theo các bước dưới đây....
Thiết kế website spa, thẩm mỹ là một trong những yếu tố tiên quyết trong chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Spa, thẩm mỹ viện bởi khả năng tiếp cận hàng triệu khách hàng và tiết kiệm rất nhiều chi phí quảng cáo so với loại hình khác....
Tất tần tật về tên miền mà các doanh nghiệp cần phải biết để tránh không bị mất thương hiệu và mất tiền oan...
Chứng chỉ SSL là chứng chỉ công nghệ cao cấp dùng để bảo mật website. Chứng chỉ này đảm bảo những dữ liệu được truyền từ máy chủ của website đến các trình duyệt riêng tư vẫn an toàn....