098 984 8886

Gọi cho chúng tôi

info@vdata.com.vn

Gửi email cho chúng tôi

5 KINH NGHIỆM QUẢN DOANH ĐẢM BẢO TÍNH LINH HOẠT VÀ MINH BẠCH

1. Kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp hiệu quả của các tập đoàn đa quốc gia Nhật Bản

a. Hoạch định chiến lược khoa học, chi tiết

Đây là công việc đầu tiên và quan trọng đối với bất kỳ một nhà quản trị nào. Hoạch định chiến lược là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định, lựa chọn mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và vạch ra các hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đó. Nếu nhà quản trị hoạch định chiến lược một cách khoa học, chi tiết thì sẽ giống như có một “kim chỉ nam” thực hiện, như vậy doanh nghiệp sẽ đạt được mục tiêu đề ra.

b. Phân chia công việc cho từng phòng ban và nhân viên hợp lý

Kế hoạch, chiến lược của doanh nghiệp sẽ được thực hiện có hiệu quả hơn khi người quản trị biết cách phân công, sắp xếp công việc cho mỗi nhân viên, mỗi bộ phận, mỗi phòng ban một cách hợp lý nhất. Chính vì vậy, người quản trị cần phải nắm được cụ thể thời gian làm việc, năng lực, trình độ của mỗi nhân viên và khối lượng công việc mà họ đang đảm nhiệm. Có thế, quá trình sắp xếp công việc cho mỗi nhân viên mới đạt được hiệu quả.

c. Tổ chức bộ máy nhân sự trong doanh nghiệp

Người quản trị giỏi không phải là người làm hết tất cả mọi việc mà họ phải là người biết phân chia công việc, trao quyền hành cho người khác để điều phối công việc một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy, việc tổ chức, phân tầng hệ thống nhân viên là điều rất cần thiết.Đặc biệt đối với những doanh nghiệp đa chi nhánh, hoạt động phân tầng này trở thành một yếu tố quan trọng không thể thiếu để có thể thực hiện công tác quản lý khoa học hơn, đơn giản hơn.

Bí quyết quản trị doanh nghiệp
                                            Bí quyết quản trị doanh nghiệp


2. Kiểm soát được những dữ liệu cơ bản của doanh nghiệp

Trong hoạt động của doanh nghiệp có nhiều loại dữ liệu, người quản trị cần biết phân chia cụ thể ra từng loại và có cơ chế kiểm soát hợp lý:

– Kiểm soát tốt dòng tiền

– Kiểm soát lượng hàng hóa bán ra tăng hay giảm để phân tích được nguyên nhân tăng giảm, đề ra phương án kịp thời để điều tiết, thúc đẩy quá trình bán hàng nếu xu hướng đó là tăng, và thay đổi phương án, xem xét quá trình bán hàng nếu như xu hướng đó là giảm.

– Theo dõi các khoản nợ phải thu để giúp người quản trị biết được khoản tồn đọng đó đã lâu chưa, số lượng khoản nợ có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mình không và đưa ra phương án giải quyết hợp lý.

– Kiểm soát tốt hàng tồn kho để giảm chi phí vận hành, chi phí tồn trữ hàng và tối ưu hóa vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp

– Kiểm soát năng suất làm việc của mỗi nhân viên, mỗi bộ phận/ phòng ban để đưa ra các quyết định khen thưởng, kỷ luật hay khuyến khích, phát triển tài năng của người lao động, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp giúp tăng hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp.

Ứng dụng giải pháp hệ thống quản trị doanh nghiệp hợp nhất ERP

Với sự phát triển của công nghệ thì việc ứng dụng giải pháp phần mềm ERP vào quản lý doanh nghiệp mang lại rất nhiều hiệu quả:

  • Năng suất lao động tăng gấp đôi, gấp ba do các dữ liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch có liên quan, đồng thời các báo cáo được thực hiện với tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn.
  • Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tốt hơn các hạn mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận… đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thi công… vừa đủ để sản xuất, kinh doanh.
  • Các thông tin của doanh nghiệp được tập trung, đầy đủ, kịp thời và có khả năng chia sẻ cho mọi đối tượng cần sử dụng thông tin như khách hàng, đối tác, cổ đông. Khách hàng sẽ hài lòng hơn do việc giao hàng sẽ được thực hiện chính xác và đúng hạn.
  • Ứng dụng hệ thống quản trị ERP sẽ giúp doanh nghiệp vận hành theo quy trình chuyên nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế để tiết kiệm chi phí, tăng năng lực cạnh tranh và phát triển thương hiệu.
  • Ứng dụng giải pháp quản trị doanh nghiệp ERP là xu thế tất yếu, là công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời nó cũng giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với các tiêu chuẩn quốc tế. Nhưng doanh nghiệp cần lựa chọn phần mềm phù hợp để có khả năng tích hợp với các phần mềm khác trong tương lai.


Kinh nghiệm quản trị kinh doanh
                                           Kinh nghiệm quản trị kinh doanh

Bài viết liên quan

img

Vòng đời của tên miền .VN có thể bạn chưa biết!

Tên miền quốc tế hay quốc gia .vn đều có vòng đời sử dụng. Có tên miền, chỉ sở hữu một “vòng đời”. Nhưng có những tên miền, trong quá trình tồn tại, nó trải qua nhiều vòng đời...

img

6 NGUYÊN TẮC VÀNG GIÚP QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP MỘT CÁCH HIỆU QUẢ

Thật khó để một doanh nghiệp có thể phát triển tốt mà không có cách quản lý doanh nghiệp cũng như không có hệ thống quản lý chất lượng. Tuy nhiên, để tìm ra cách quản lý doanh nghiệp hiệu quả cho mình thì không hề dễ dàng. Hãy cùng Vetabyte chúng tôi đi t...

img

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP LÀ GÌ? NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP HIỆU QUẢ

Quản trị doanh nghiệp hay quản trị kinh doanh là cụm từ rất phổ biến hiện nay. Thế nhưng, liệu có mấy ai hiểu rõ, hiểu sâu được vấn đề QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP? Quản trị doanh nghiệp là gì, quản trị doanh nghiệp như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nh...

img

7 SAI LẦM PHỔ BIẾN CẦN TRÁNH KHI QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

Quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp không ít những khó khăn do hạn chế về tiềm lực tài chính và quy trình quản lý. Hiện nay câu chuyện quản trị doanh nghiệp là vấn đề được các nhà quản trị quan tâm, đặc biệt là các công ty, xí nghiệp có quy mô nhỏ....

img

Thiết kế shop quần áo phong cách Châu Âu

Để thu hút được khách hàng thì khoảnh khắc đầu tiên mà khách hàng bước vào trong cửa hàng quyết định mua hay không mua sẽ phụ thuộc vào không gian nội thất cửa hàng cũng như cung cách phục vụ của nhân viên . Nếu như quý vị và các bạn đang muốn kinh doanh ...

img

QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP: KHÁI NIỆM VÀ QUY TRÌNH

Quản lý doanh nghiệp hiệu quả là chìa khóa thành công của một doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tận dụng tối đa được chiếc chìa khoá này. Từ đó, dẫn đến nhiều doanh nghiệp quản lý không hiệu quả, gây mất kiểm soát nội bộ hay ...