098 984 8886

Gọi cho chúng tôi

info@vdata.com.vn

Gửi email cho chúng tôi

QUẢN LÝ SPA- BẠN CÓ ĐANG ĐI ĐÚNG HƯỚNG?

Việc mở một Spa không hẳn là khó, nhưng nói dễ cũng không phải. Chỉ cần một khoản tiền nhất định là bạn đã có thể mở ra được một Spa, nhưng làm thế nào để Spa hoạt động hiệu quả thì lại là điều đáng suy ngẫm. Cần cân nhắc kỹ từ ngay khi có ý tưởng kinh doanh ngành dịch vụ làm đẹp này. Dưới đây là một số lời khuyên đối với những ai chuẩn bị mở Spa, đồng thời cũng là những góp ý cho những Spa đã và đang hoạt động.

1. Thời gian mở cửa trong ngày


Cân nhắc thời gian hoạt động là việc nên làm, việc cân nhắc xem giờ nào khách thường xuyên lui tới nhất. Thông thường các Spa thường làm việc từ 9h-20h và làm cả thứ bảy, chủ nhật, đôi khi là cả những ngày lễ tết.

2. Chi phí dịch vụ

Dịch vụ Spa
Trước khi đưa ra bảng giá dịch vụ bạn cần cân nhắc kỹ về dịch vụ cung cấp và vị trí mở Spa. Nếu bạn đưa ra giá quá cao thì rất khó để thu hút khách hàng, nhưng ngược lại, nếu chi phí quá thấp thì Spa sẽ không có lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ. Bên cạnh đó, cũng cần cân nhắc đến vị trí Spa của bạn. Nếu thuộc các khu đô thị, trung tâm phát triển thì có thể đưa ra giá cao hơn (tất nhiên là dịch vụ cũng phải phù hợp với chi phí) so với những nơi mà dịch vụ làm đẹp còn chưa phát triển, chưa nhiều người có thói quen đi Spa.

Có ba yếu tố mà bạn phải cân nhắc khi lập bảng giá dịch vụ: nhân công - vật tư, chi phí hoạt động, lợi nhuận. Chi phí phí nhân công của một salon bao gồm lương và các khoản phúc lợi của nhân viên.

3. Dịch vụ tại Spa


Khi chọn các dịch vụ cho spa của mình, bạn cần cân nhắc các yếu tố như chi phí thiết bị và khả năng sinh lời. Việc cân nhắc chi phí cho các thiết bị là cần thiết. Để có một dịch vụ tốt, đương nhiên bạn cần có những máy móc hiện đại, tiên tiến nhất. Bên cạnh đó, cần tính toán khả năng sinh lời khi đầu tư chi phí đó là bao nhiêu.

Ví dụ cụ thể như, với một Spa nhỏ mới mở bạn chỉ nên đầu tư nhưng máy móc phục vụ các dịch vụ cơ bản như chăm sóc da mặt, triệt lông, và một số dịch vụ thiết yếu khác. Thử đặt mình ở vị trí một khách hàng mà nghĩ, đương nhiên họ sẽ phải e dè trước một Spa “lạ hoắc”, chưa hề có tên tuổi, và họ không thể chi ra một số tiền lớn để làm các trị liệu công nghệ cao (như phẫu thuật cắt mí, độn cằm…..). Và vì thế, dù bạn có đầu tư các loại máy móc hiện đại, công nghệ cao nhưng chưa chắc đã thường xuyên sử dụng đến nó, và lợi nhuận mà nó đem lại là không hề cao.

4. Nắm bắt xu hướng làm đẹp

Dịch vụ Spa

Bối cảnh kinh tế sẽ là yếu tố chính ảnh hưởng đến công việc làm ăn của bạn. Nếu tình hình kinh tế sáng sủa, mọi người sẽ chịu khó chi tiền cho các dịch vụ Spa cao cấp như massage, đắp mặt nạ toàn thân và cả những dịch vụ mà họ có thể tự làm tại nhà. Nhưng khi nền kinh tế ảm đạm, họ sẽ sẽ hạn chế đi Spa và nếu có đi thì cũng chỉ chọn những dịch vụ cơ bản nhất và bình dân nhất.

Để tránh rơi vào tình trạng khó khăn, hãy nghiên cứu thị trường mà bạn hướng đến. Bằng cách này, bạn có thể nắm được mức thu nhập trung bình của khu dân cư nơi bạn mở Spa.

5. Chỉn chu trong quảng cáo


Khi bạn muốn biết về thông tin sản phẩm và dịch vụ nào đó, bạn sẽ vào trang web của họ thì tương tự như vậy, khách hàng sẽ dựa vào website để đánh giá Spa của bạn. Vì thế, bạn hãy sử dụng trang web để đăng tải các loại thông tin như giờ mở cửa, sơ đồ chỉ dẫn, danh mục dịch vụ, các chương trình khuyến mãi…

Trang web hay fanpage là công cụ tiếp thị cực kỳ quan trọng mà lại hoạt động 24/24 nên thông tin đăng lên phải rất chọn lọc. Nói một cách nôm na, trang web chính là một brochure trực tuyến của Spa thay cho danh thiếp điện tử. Do đó, cách tốt nhất để tạo một trang web với những nội dung thiết thực là đặt mình vào vị trí của khách hàng và nghĩ đến những điều mà họ quan tâm ở một Spa.

6. Nhân sự làm việc

Dịch vụ Spa
Một trong những công việc “khó nhằn” trong quản lý Spa đó là tuyển dụng và ổn định nhân sự. Tay nghề, khả năng cũng như tinh thần, thái độ làm việc của họ sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ công việc làm ăn của bạn, từ sự hài lòng của khách hàng cho đến lợi nhuận thu về.

Do đó bạn cần chăm chút tới đội ngũ nhân sự, từ khâu chào khách, tiếp chuyện, tư vấn sản phẩm, thực hiện trị liệu cho tới khâu chăm sóc khách hàng. Khách hàng yêu cầu rất cao ở thái độ phục vụ, bởi thế cho nên bạn cần quán triệt về vấn đề này với toàn thể nhân viên.

7. Quản lý Spa


Quản lý và vận hành một Spa tiêu chuẩn với nhiều dịch vụ như vậy thật ra không phức tạp như bạn tưởng nếu bạn tự đúc kết được quy trình quản lý bài bản.

Bạn có thể sẽ cần tới phần mềm quản lý Spa của Vetabyte. Phần mềm Vetabyte sẽ hỗ trợ tối đa trong việc nắm bắt mọi thông tin cần thiết một cách chính xác và kịp thời, từ đó có thể đưa ra các kế hoạch và quyết định đúng đắn, giảm tối đa chi phí, tăng thêm khả năng cạnh tranh, nâng cao kết quả kinh doanh của Spa.

Bên cạnh việc quản lý, phần mềm quản lý Spa còn hỗ trợ rất tốt trong khâu chăm sóc khách hàng – công việc vô cùng quan trọng đối với bất cứ Spa nào. Việc chăm sóc, giữ chân khách hàng thân thiết vẫn hơn là tìm kiếm khách hàng mới. Bạn có tìm được năm, mười khách hàng mới nhưng họ đều bỏ đi thì không bằng giữ chân một khách hàng cũ. Việc cho nhân viên trực tiếp phục vụ khách gửi tin nhắn, email cảm ơn khách hàng với lời lẽ bày tỏ chân thành, nhắc cho họ nhớ những chi tiết trải nghiệm của họ tại Spa. Khi khách hàng sử dụng dịch vụ hài lòng, họ sẽ tự truyền miệng cho những người khác.

Bài viết liên quan

img

6 TUYỆT CHIÊU TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING SẼ GIÚP SPA CỦA BẠN TĂNG DOANH SỐ

Nhu cầu làm đẹp của các chị em càng ngày càng tăng lên theo mức sống hiện đại, làm cho ngành Spa cũng không ngừng phát triển. Vào những mùa cao điểm, khách đến làm các Spa tăng lên đột biến. Thế nhưng, làm thế nào để có thể cạnh tranh với các Spa khác và ...

img

Tổng hợp những cách giúp Spa dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận khách hàng

Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng luôn là mục tiêu mà bất cứ đơn vị kinh doanh nào cũng quan tâm. Việc xác định đúng đối tượng, phân khúc khách hàng sẽ giúp các hoạt động kinh doanh đem về được doanh thu, tạo lợi nhuận và góp phần tạo dựng thương hiệu cho c...

img

Giải pháp quản lý liệu trình, thu chi, tồn kho dành riêng cho Spa

Dịch vụ làm đẹp là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt vì có cung cấp cả sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, các gói dịch vụ bao gồm nhiều liệu trình cũng khiến cho quy trình quản lý thu chi trở nên vô cùng phức tạp....

img

7 Độc chiêu khuyến mãi thu hút khách hàng cho Spa, Thẩm Mỹ Viện

Spa/Thẩm Mỹ Viện là nơi cung cấp dịch vụ làm đẹp cho mọi người và dường như ai cũng muốn tới đây thường xuyên. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để đáp ứng hết mọi nhu cầu của họ. ...

img

Ứng phó với đại dịch Covid-19: Dành cho Spa và Thẩm Mỹ Viện

Đại dịch Covid-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, hiện vẫn đang diễn biến phức tạp. Kinh tế rơi vào suy thoái nghiêm trọng và ngành làm đẹp cũng chịu tác động không nhỏ từ đại dịch n...

img

Những rủi ro thường gặp khi quản lý Spa theo cách truyền thống

Nhiều chủ Spa lo ngại về phí trả hàng tháng cho một phần mềm quản lý nên do vẫn tiếp tục sử dụng cách quản lý thô sơ như sổ sách, excel... mà không biết được những rủi ro tiềm tàng của chúng...