024 7777 8666

Gọi cho chúng tôi

info@vdata.com.vn

Gửi email cho chúng tôi

NHỮNG CÔNG VIỆC CỦA QUẢN LÝ SPA

Người quản lý Spa là người có trách nhiệm gần như cao nhất trong lĩnh vực Spa, Thẩm mỹ viện, Viện thẩm Mỹ hay Salon làm đẹp…Là người giám sát, thúc đẩy nhân viên hoàn thành các công việc được giao…Cốt lõi không thể không nắm rõ 04 nhiệm vụ cơ bản của người quản lý đó là: Tổ chức – Hoạch định – Lãnh đạo – Kiểm soát.
công việc quản lý spaTổng quan về vị trí quản lý SPA
Quản lý Spa là người quản trị mọi hoạt động của một hoặc một chuỗi Spa. Quản lý SPA bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một SPA và điều phối các hoạt động của SPA để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, máy móc spa, phần mềm quản lý Spa, và nhân sự spa.

Muốn đạt hiệu quả cao trong khâu quản lý SPA bạn cần phải hiểu rõ các công việc mình cần làm khi tiếp quản vị trí này, hoặc có thể bạn là chủ SPA cũng nên tìm hiểu bản mô tả công việc của quản lý SPA bên dưới.

MÔ TẢ CÔNG VIỆC QUẢN LÝ SPA

Nắm được rõ bản mô tả công việc quản lý spa sẽ giúp bạn làm việc khoa học, hiệu quả. Mỗi spa, mỗi cán bộ sẽ có cách làm việc khác nhau nhưng cũng nên tham khảo các bước dưới để áp dụng vào công việc vận hành spa của bạn.

1. LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH

– Lập kế hoạch nghiên cứu thị trường.
– Tổng hợp và phân tích số liệu đã thu thập và báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường.
– Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường lập kế hoạch kinh doanh theo năm.
Từ bảng kế hoạch kinh doanh được Giám Đốc phê duyệt hoặc bản thân phê duyệt (Nếu bạn làm chủ Spa) tiến hành lập kế hoạch kinh doanh chi tiết cho từng giai đoạn trong năm.

2. LÊN CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI

– Xác định chương trình khuyến mãi nhằm hỗ trợ thực hiện hoàn thành kế hoạch kinh doanh.
– Xác định đối tượng chính của chương trình khuyến mãi (Học sinh, sinh viên, người đi làm công sở, hay người già).
– Chọn hình thức quảng cáo (quảng cáo Facebook, quảng cáo Google, quảng cáo Zalo, mail, tờ rơi, khách hàng cũ).
– Thời gian chạy các chương trình khuyến mại.
– Chi phí marketing, nhân sự phụ trách…
– Gửi các đề xuất này tới Ban Giám Đốc SPA để họ phê duyệt hoặc nếu bạn là chủ SPA thì cân nhắc với cổ đông, chồng hoặc vợ để đưa ra quyết định sử dụng chương trình khuyến mại nào.

3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MẠI

– Sau mỗi chiến dịch khuyến mại bạn sẽ là người đánh giá hiệu quả chương trình khuyến mại có hiệu quả không? Vì sao có/không hiệu quả?
– Từ đó đưa ra được điều chỉnh phù hợp cho những chiến dịch lần sau.

4. THỰC HIỆN TUYỂN DỤNG VÀ ĐÀO TẠO NHÂN SỰ

– Hỗ trợ Giám đốc tuyển dụng và đào tạo nhân sự khi có sản phẩm, dịch vụ mới mà chủ SPA muốn cung cấp trong thời gian tới.
– Thường xuyên tổ chức các buổi kiểm thử tay nghề vào những thời điểm vắng khách hoặc không chạy chương trình.

5. LÀM BÁO CÁO LÊN GIÁM ĐỐC HOẶC CẤP TRÊN

– Thực hiện thống kê báo báo doanh thu, chi phí
– Tổng hợp qua file excel gửi qua mail hoặc gửi qua Zalo cho chủ SPA hoặc giám đốc

NHỮNG YÊU CẦU CỦA QUẢN LÝ SPA

Ngoài những yêu cầu có kiến thức và kinh nghiệm về chuyên môn ngành Spa, làm đẹp bạn cũng cần có những tố chất của người quản lý, người lãnh đạo. Đó là các yếu tố không thể thiếu.

Nhưng điều quan trọng hơn cả đó là bạn phải là người CHỊU ĐƯỢC ÁP LỰC tốt đồng thời là người thấu hiểu được nhân viên SPA, thấu hiểu được khách hàng Spa họ cần những gì, nhu cầu của họ ra sao từ đó bạn mới tạo được động lực cho nhân viên, xử lý được nỗi đau của khách hàng.

QUYỀN LỢI CỦA QUẢN LÝ SPA

Làm việc ở đâu thì bạn cũng sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi, chế độ bảo hiểm phải không nào? Với vị trị quản lý Spa cũng tương tự bạn sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các quyền lợi khác.

Về mức lương bạn sẽ được hưởng lương cơ bản từ khoảng 10 triệu đồng đến 45 triệu đồng tùy thuộc vào từng Spa và năng lực của bạn. Ngoài ra khi làm việc ở vị trí quản lý SPA bạn sẽ được hưởng % hoa hồng dịch vụ, sản phẩm, hoặc tiền TIP…

Về cơ hội nghề nghiệp thì chắc chắn bạn sẽ được Giám Đốc, Chủ SPA cử bạn đi tham gia các khóa học chuyên môn, khóa học quản lý để bạn nâng tầm quản lý…

Khi các bạn đã là Quản lý SPA hoặc ông chủ, bà chủ SPA rồi thì đừng quên ủng hộ Phần mềm quản lý SPA bên mình nhé.

Trân trọng cảm ơn các bạn.

Bài viết liên quan

img

6 TUYỆT CHIÊU TRONG CHIẾN LƯỢC MARKETING SẼ GIÚP SPA CỦA BẠN TĂNG DOANH SỐ

Nhu cầu làm đẹp của các chị em càng ngày càng tăng lên theo mức sống hiện đại, làm cho ngành Spa cũng không ngừng phát triển. Vào những mùa cao điểm, khách đến làm các Spa tăng lên đột biến. Thế nhưng, làm thế nào để có thể cạnh tranh với các Spa khác và ...

img

Chia sẻ kinh nghiệm quản lý Spa, Beauty Salon từ A đến Z

Những kinh nghiệm được đúc kết từ thực tế, những bài học rút ra từ những người quản lý trước sẽ giúp chúng ta hạn chế được phần nào rủi ro trong kinh doanh Spa của mình ...

img

10 Bước kinh doanh Spa cho người mới bắt đầu

Mọi cô gái đều là tín đồ của việc làm đẹp. Khi tự chăm sóc và làm đẹp cơ thể một thời gian, có thể bạn đã học được những phương pháp, cách thức làm đẹp hiện nay. Vậy có bao giờ bạn từng nghĩ tới việc sở hữu một Spa làm đẹp của riêng mình chưa? ...

img

Tổng hợp những cách giúp Spa dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận khách hàng

Tìm kiếm và tiếp cận khách hàng luôn là mục tiêu mà bất cứ đơn vị kinh doanh nào cũng quan tâm. Việc xác định đúng đối tượng, phân khúc khách hàng sẽ giúp các hoạt động kinh doanh đem về được doanh thu, tạo lợi nhuận và góp phần tạo dựng thương hiệu cho c...

img

Bài toán kinh doanh Spa/Salon: Tối ưu các chi phí vận hành Spa như thế nào?

Để tối ưu hóa chi phí vận hành Spa/TMV trong lĩnh vực làm đẹp. Ngoài việc tăng doanh thu, chúng ta còn phải tìm cách tối ưu chi phí vận hành để đạt hiệu suất cao nhất....

img

Thiết kế Spa nhỏ, đẹp gây ấn tượng

Nếu bạn đang muốn kinh doanh Spa và muốn tự thiết kế spa theo cá tính bản thân thì đừng bỏ qua bài viết này nha....